Home
»
Kỹ thuật Chăn nuôi Thú y
»
Tin tức
»
Các bệnh thường gặp ở lợn Bệnh viêm dạ dày ruột - Truyền nhiễm (T.E.G)
Các bệnh thường gặp ở lợn Bệnh viêm dạ dày ruột - Truyền nhiễm (T.E.G)
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do coronavirus gây viêm dạ dày và ruột, là một trong những nguyên nhân gây chết heo con sơ sinh từ 1-10 ngày tuổi. Bệnh nhẹ và tỉ lệ chết thấp cho heo trên 5 tuần tuổi trở lên.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là miệng. Có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống hoặc người lao động (tay chân, giày dép) hoặc do chó mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
TRIỆU CHỨNG:
Dấu hiệu đầu tiên trên heo con là nôn mửa. Tiêu chảy bắt đầu 18 - 30 giờ sau khi heo con tiếp xúc với virus, triệu chứng thấy dễ dàng trong ổ dịch hoặc khi heo mẹ bị bệnh. Lúc đầu tiêu chảy ít nhưng toàn là nước, lúc tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám trông giống như bùn trên sàn chuồng. Heo rất khát, cố gắng uống nước ở bất cứ chỗ nào có nước và kêu ré lên một cách yếu ớt khi bị cầm giữ. Heo con tiêu chảy kéo dài, mất nước, yếu và chết trong vòng 2 - 5 ngày.
Tỉ lệ chết của heo dưới 7 ngày tuổi có thể đến 100% khi bệnh thể cấp tính. Ở các heo đang theo mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp hơn nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi lạnh, ẩm ướt, hay nhiễm trùng vi khuẩn gây bệnh kế phát.
Heo nái bệnh thường có triệu chứng thông thường như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái đẻ đồng thời cho heo con bú sữa đầu để được kháng thể từ heo mẹ.
- Trước khi nái đẻ 5 ngày tổng vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi bằng Vime -iodine (10ml + 4 lít nước)
- Trước khi nái đẻ 1 ngày tắm nái sạch sẽ bằng Vimekon (100g + 20 lít nước)
- Lau rửa bầu vú trước khi cho heo con bú bằng Vimekon 10g + 2 lít nước.
- Không cho heo con bú sữa heo nái bệnh mà phải dùng sữa hoặc thức ăn thay thế sữa như Vimelac, pha thành dạng lỏng cho heo con bú.
- Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh tiêu độc sát trùng, giữ heo ấm, khô và tránh gió lùa.
ĐIỀU TRỊ:
Không có thuốc đặc trị, chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng và làm giảm bớt tỉ lệ chết khi đàn heo nhiễm bệnh như:
- Tăng nhiệt độ chuồng lên 33 - 36oC để giữ ấm cho heo con.
- Cho uống Vime -Apracin 1g/3kg thể trọng ngày 2 lần để các bệnh do nhiễm trùng kế phát.
- Bổ sung vào khẩu phần heo mẹ Vime -đạm sữa 1Kg + 30kg thức ăn đồng thời tiêm 5ml poly AD và 20ml Vimekat để tăng chất lượng sữa. Nếu heo nái bệnh, tiêu chảy phải ngưng cho bú sữa mẹ và thay bằng sữa hoặc Vimelac.
- Phun sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 10g+ 2 lít nước trong suốt thời gian điều trị.
BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT - TRUYỀN NHIỄM (T.E.G)
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do coronavirus gây viêm dạ dày và ruột, là một trong những nguyên nhân gây chết heo con sơ sinh từ 1-10 ngày tuổi. Bệnh nhẹ và tỉ lệ chết thấp cho heo trên 5 tuần tuổi trở lên.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là miệng. Có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống hoặc người lao động (tay chân, giày dép) hoặc do chó mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
TRIỆU CHỨNG:
Dấu hiệu đầu tiên trên heo con là nôn mửa. Tiêu chảy bắt đầu 18 - 30 giờ sau khi heo con tiếp xúc với virus, triệu chứng thấy dễ dàng trong ổ dịch hoặc khi heo mẹ bị bệnh. Lúc đầu tiêu chảy ít nhưng toàn là nước, lúc tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám trông giống như bùn trên sàn chuồng. Heo rất khát, cố gắng uống nước ở bất cứ chỗ nào có nước và kêu ré lên một cách yếu ớt khi bị cầm giữ. Heo con tiêu chảy kéo dài, mất nước, yếu và chết trong vòng 2 - 5 ngày.
Tỉ lệ chết của heo dưới 7 ngày tuổi có thể đến 100% khi bệnh thể cấp tính. Ở các heo đang theo mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp hơn nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi lạnh, ẩm ướt, hay nhiễm trùng vi khuẩn gây bệnh kế phát.
Heo nái bệnh thường có triệu chứng thông thường như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái đẻ đồng thời cho heo con bú sữa đầu để được kháng thể từ heo mẹ.
- Trước khi nái đẻ 5 ngày tổng vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi bằng Vime -iodine (10ml + 4 lít nước)
- Trước khi nái đẻ 1 ngày tắm nái sạch sẽ bằng Vimekon (100g + 20 lít nước)
- Lau rửa bầu vú trước khi cho heo con bú bằng Vimekon 10g + 2 lít nước.
- Không cho heo con bú sữa heo nái bệnh mà phải dùng sữa hoặc thức ăn thay thế sữa như Vimelac, pha thành dạng lỏng cho heo con bú.
- Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh tiêu độc sát trùng, giữ heo ấm, khô và tránh gió lùa.
ĐIỀU TRỊ:
Không có thuốc đặc trị, chỉ hỗ trợ tăng sức đề kháng và làm giảm bớt tỉ lệ chết khi đàn heo nhiễm bệnh như:
- Tăng nhiệt độ chuồng lên 33 - 36oC để giữ ấm cho heo con.
- Cho uống Vime -Apracin 1g/3kg thể trọng ngày 2 lần để các bệnh do nhiễm trùng kế phát.
- Bổ sung vào khẩu phần heo mẹ Vime -đạm sữa 1Kg + 30kg thức ăn đồng thời tiêm 5ml poly AD và 20ml Vimekat để tăng chất lượng sữa. Nếu heo nái bệnh, tiêu chảy phải ngưng cho bú sữa mẹ và thay bằng sữa hoặc Vimelac.
- Phun sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 10g+ 2 lít nước trong suốt thời gian điều trị.
BỆNH E.COLI
NGUYÊN NHÂN:
Có nhiều nhóm E.coli gây bệnh với những đặc điểm khác nhau nhưng quan trọng nhất là nhóm E.coli gây tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ và nhóm gây phù thủng, tích nước xoang bụng ở heo cai sữa.
TRIỆU CHỨNG:
Nhóm E.coli gây tiêu chảy phân trắng thường gặp trên heo sơ sinh. Khi bệnh heo con đi tiêu phân lỏng như nước, có bọt, trắng, vàng nhạt, có mùi hôi khó chịu. Một số heo bệnh bị ói mửa, bụng thót, mắt lõm sâu, da tím tái. Heo bị mất nước nhanh, lông xù, dơ, suy yếu trầm trọng, không bú và có thể chết sau 24 - 48 giờ tiêu chảy.
Nhóm E.coli gây phù thủng thường gặp trên heo con sau cai sữa 1 - 2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con bị nhiễm đầu tiên. Heo bệnh lờ đờ, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giựt, hôn mê. Có thể tiêu chảy hoặc không. Sưng phù ở mí mắt, lưỡi, âm hộ, hầu họng.
PHÒNG BỆNH:
- Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vime-iodin nhằm diệt E. coli gây bệnh từ môi trường.
- Giữ chuồng khô, ấm trong suốt thời gian heo con theo mẹ và 1 tuần sau cai sữa.
- Bổ sung vào khẩu phần heo con tập ăn và cai sữa men tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích bằng Vime -6 way và kháng sinh Vime-Apracin để khống chế vi khuẩn Ecoli phát triển gây bệnh.
- Tiêm vaccine E.coli cho heo nái trước khi đẻ 6 tuần và 2 tuần để tạo miễn dịch và truyền cho heo con qua sữa đầu.
ĐIỀU TRỊ:
- Cải thiện điều kiện vệ sinh chăm sóc, điều kiện chăn nuôi, nhiệt độ ổ úm.
- Tiêm bắp một trong các kháng sinh sau, liên tục 3-5 ngày :
+ Marbovitryl: 1ml/10Kg thể trọng
+ Vimesone: Tiêm bắp 1ml/10Kg thể trọng
Kết hợp thêm:
+ Cho uống Vime - Apracin 1g/ 3kg thể trọng ngày 2 lần
+ Bổ sung vào nước uống Vime-C-Electrolyte 1g/4 lít nước để tăng hiệu quả trong điều trị.
- Tiêu độc chuồng nuôi hàng ngày bằng Vimekon 10g/2 lít nước trong suốt thời gian điều trị.
BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài động vật có móng guốc như heo, trâu bò, dê... Virus gây bệnh Lở mồm long móng hiện có 7 type với nhiều type phụ. Ở nước ta hiện nay type gây bệnh được xác định là type O.
TRIỆU CHỨNG:
Thời gian nung bệnh từ 24 - 72 giờ có khi đến 10 ngày. Bệnh biểu lộ 3 triệu chứng rõ rệt :
- Sốt: Thân nhiệt lên cao khoảng 40-41oC
- Lở mồm: Nướu răng, lưỡi, vành mõm nổi mụn nước sau vài ngày vỡ ra, nhiễm trùng thành vết loét. Heo nái bầu vú nổi nhiều mụn nước có mủ.
- Long móng: Phần tiếp giáp giữa móng và chân bị nổi mụn nước, sau đó vỡ ra, nhiễm trùng lở loét nung mủ, heo đi khập khễnh, đau đớn. Bệnh nặng có thể sút móng .
- Ngoài ra có triệu chứng phụ như chảy nước miếng, lưỡi cứng thè ra ngoài.
Bệnh thường chỉ gây chết cho thú non, ít gây chết cho thú trưởng thành nhưng làm giảm năng suất và sản lượng. Đối với heo nái chửa mang thai giai đoạn cuối có thể gây sảy thai.
Bệnh tích
Miệng có vết loét ở lợi, chân răng, hầu, thực quản, lưỡi. Phổi có thể bị viêm, tim mềm, có vết xám hay chấm nhạt (tim có vằn). Lá lách sưng đen. Ở 4 chân móng long hoặc sút hẳn ra.
PHÒNG BỆNH:
Tiêm vaccin phòng Lở mồm long móng đúng type virus gây bệnh cho heo từ 30 ngày tuổi.
- Khi phát hiện heo bệnh không nên giết mổ hoặc bán chạy mà phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để hướng dẫn xử lý tránh lây lan.
- Chỉ mua heo nuôi khi đã qua kiểm dịch và được xác nhận là đã tiêm phòng lở mồm long móng. Sát trùng triệt để chuồng trại và dụng cụ dùng nuôi thú bệnh bằng Vime -protex hoặc Vime -iodin
ĐIỀU TRỊ:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể dùng kháng sinh chữa các mụn loét ở miệng, móng và phòng các bệnh nhiễm trùng kế phát nhiễm trùng vú như
+ Penstrep (suspension) 1ml/20 kg trọng lượng
+ hoặc Vime -sone 1ml/7- 8kg trọng lượng.
+ Đặc biệt dùng Vime - Blue (Spray) để xịt lên vết thương giúp sát trùng và lành vết thương nhanh chóng
Dùng các chất chua như khế, chanh để rửa miệng hàng ngày cho sạch sẽ. Sau đó dùng xanh Methylen 5% hay Vime-Iodin bôi vào các mụn loét. Hằng ngày rửa thật sạch ở chân, kẽ móng chân bằng Vimekon (10g + 2 lít nước), giữ khô ráo tráng ruồi nhặng đeo bám gây nhiễm trùng.dễ làm sút móng.
- Tiêm Paravet hoặc Anaginvet 1ml/10 trọng lượng để hạ sốt và các vitamin để tăng đề kháng như Vitamin C, Becozym...
- Dùng Vimekon 100g+20 lít nước phun xịt sát trùng chuồng trại trong suốt thời gian điều trị.
BỆNH CÚM
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do virus gây ra, đặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt cao, ho thở khó. Chủ yếu ở heo con còn bú (1-2 tháng tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Bệnh lây lan qua đường hô hấp.
TRIỆU CHỨNG:
Bệnh xảy ra thình lình, toàn đàn đều mắc bệnh. Heo bệnh sốt 40- 41oC, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, ho khan, co giật từng cơn, thở nhanh, thở khó. Một số con nổi mẩn đỏ ở da tai, da chân, hoặc có những vệt tím bầm. Heo có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Heo nái mang thai ở cuối kỳ có thể bị sảy thai. Bệnh kéo dài 2 - 7 ngày. Tỉ lệ chết chỉ vài phần trăm nhưng nếu có sự kế phát của vi khuẩn khác bệnh sẽ nặng hơn, tỉ lệ chết cao.
PHÒNG BỆNH:
- Giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát.
- Tăng cường nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của heo. Bổ sung Vime C -Electrolyte 1g/4 lít nước uống khi thời tiết thay đổi.
- Kiểm tra chặt chẽ heo nhập vào trại, heo mới mua về phải nuôi cách ly 30 ngày.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng Vime -iodin toàn khu trại 10 ngày/lần.
ĐIỀU TRỊ:
Bệnh không có thuốc đặc trị. Chủ yếu trị bệnh do vi khuẩn kế phát. Tiêm bắp các loại thuốc sau liên tục 3 ngày.
- Marbovitryl 1ml.10kg thể trọng.
- Ketovet 1ml/16kg thể trọng
- Vitamin C 1000 : 1ml/20kg thể trọng.
- Anagivet: 1ml/20kg thể trọng.
Phun thuốc sát trùng Vimekon 100g/20 lít nước trong suốt thời gian điều trị.
BỆNH LEPTO
NGUYÊN NHÂN:
Là bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều loài gia súc. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira gây ra. Các chủng xoắn khuẩn gây bệnh ở nước ta được xác định là L. pomona, L.icterohaemorrahagiae, L.batavie, L.mitis, L.canicola, L.hebdomadis... Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá. Ngoài ra có thể xâm nhập qua da, qua nhau thai hoặc bị côn trùng chích
TRIỆU CHỨNG:
Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, thỉnh thoảng có những con run giật tăng dần, nhiều con kêu thét lên sau đó ngã chúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng. Thân nhiệt tăng cao 40 - 41,5oC. Sau 4 - 5 ngày, niêm mạc, da có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, mắt có ghèn, thậm chí bị mù. Heo con có thể thấy vàng da, sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy nhưng không quá 3 ngày nên khó nhận biết. Heo con theo mẹ bị thiếu máu, da nhợt nhạt và hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù rõ ở đầu.
Thể mãn tính:
Bệnh phát âm ỉ, thời gian nung bệnh từ 3 - 20 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, táo bón sau chuyển sang tiêu chảy, tiêu tiểu khó khăn, nước tiểu vàng, nước mắt chảy nhiều, thỉnh thoảng có những cơn run giật nhẹ. Mũi heo khô bóng, mõm sưng, dần dần mặt phù to, mi mắt sụp xuống.
Ở heo đực, bao dương vật sưng to trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được.
Ở heo con, da có thể bong từng mãng, có con hai chân sau bị liệt nằm một chỗ hoặc đi khập khiễng.
Heo nái thường có những rối loạn về sinh sản, sảy thai có thể từ 10 - 30% . Heo con đẻ ra chết ngay hoặc có thể sống nhưng còi cọc chết dần.
PHÒNG BỆNH:
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại định kỳ bằng vime -iodine hoặc vime -protex.
- Tiêu diệt các ký chủ trung gian, quan trọng nhất là chuột.
- Cách ly triệt để heo mới nhập, định kỳ kiểm tra huyết thanh học cho đàn heo sinh sản nhằm loại thải kịp thời heo mang trùng.
- Có thể phòng bệnh bằng vaccine cho heo ở những vùng bệnh đang lưu hành hoặc có nhiều nguy cơ đe doạ. Nên kiểm tra huyết thanh, định chủng Lepto từ đó có hướng sử dụng vaccine có những chủng phù hợp với vùng chăn nuôi để có khả năng miễn dịch cao.
ĐIỀU TRỊ:
Tiêm bắp các loại thuốc sau làm 2 đợt 2, mỗi đợt 5 - 7 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày
- Penstrep (suspension) 1ml/20kg thể trọng.
- Vitamin C 1000: 1ml/20kg thể trọng.
- B.complex fortified 1ml/10kg thể trọng
Kết hợp trộn Tetracycline 800g/tấn thức ăn
BỆNH GIUN ĐŨA
NGUYÊN NHÂN:
Do Ascaris suum, ký sinh trong ruột non của heo. Heo 2 – 7 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm cao. Giai đoạn ấu trùng giun còn gây bệnh ở gan, ở mạch máu phổi, làm tắt ruột, chui vào ống dẫn mật làm tắt ống mật hoặc tác động bằng độc tố lên thần kinh trung ương làm heo bị co giật, động kinh
TRIỆU CHỨNG:
Heo bệnh có triệu chứng lông xù, chậm chạp, tiêu chảy, còi cọc, rối loạn tiêu hoá, sưng phổi, chậm lớn, ho, thở gấp, kém ăn. Trường hợp nhiễm với số lượng nhiều giun có thể làm tắt ruột, heo chết nhanh.
PHÒNG BỆNH:
- Tẩy giun định kỳ cho heo mỗi năm 2 lần bằng .Levavet hoặc Ivermectin : 1ml/10 kg P, chích bắp.
- Không chăn thả heo trên nền đất hoặc thả rông. Phân phải được ủ bằng phương pháp vi sinh vật để diệt trứng giun. Rau xanh cho heo ăn phải được rửa sạch để loại bỏ chất dơ và trứng giun nhiễm phải.
ĐIỀU TRỊ: Tiêm bắp Levavet hoặc Vimectin : 1ml/10 kg P, chích 1 lần.
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA
NGUYÊN NHÂN:
Hội chứng rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở heo 2- 4 tháng tuổi do thay đổi thức ăn, thức ăn có tỷ lệ chất béo, chất đạm tăng lên đột ngột, thức ăn nhiễm nấm mốc và độc tố của nấm mốc.
TRIỆU CHỨNG:
Heo kém ăn , mệt mỏi, thích ăn rau xanh và uống nước. Phân lỏng màu xám xanh hoặc xám vàng. Thức ăn không tiêu hoá hết còn thấy trong phân, nhất là cuống rau. Vi khuẩn có sẵn trong hệ thống tiêu hóa phát triển lên men làm cho phân có mùi tanh khẳm. Sau đợt tiêu chảy heo bị táo bón, phân khô cứng. Hội chứng rối loạn tiêu hoá làm cho bộ máy tiêu hoá của heo giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng kém nên heo gầy còm, chậm tăng trọng, dễ mắc các bệnh khác. Một số bị bệnh nặng sẽ chết trong tình trạng mất nước, kiệt sức.
PHÒNG BỆNH:
- Tập ăn cho heo con từ 10 ngày tuổi bằng Vimelac
- Không thay đổi thức ăn mới một cách đột ngột, phải thay thế dần trong vòng ít nhất 1tuần.
- Khẩu phần cân đối theo từng lứa tuổi heo.
- Nên chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa trong ngày.
- Bổ sung thường xuyên men tiêu hóa Vizym hoặc vime –6 -way vào khẩu phần heo.
ĐIỀU TRỊ:
Kiểm tra kỹ thức ăn đang sử dụng, nếu phát hiện có nấm mốc, hư cũ, quá hạn thì phải dừng ngay và thay bằng thức ăn khác.
- Giảm bớt tỷ lệ chất béo và chất đạm để cân bằng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, giảm bớt lượng thức ăn trong những ngày điều trị
- Bổ sung men tiêu hóa Prozym trong thức ăn để tăng cường khả năng tiêu hoá
- Cho uống Vime-Flutin: 2ml/ 10kg hoặc Norflox 20%: 0,5ml/10Kg thể trọng để diệt các loại vi khuẩn sinh bệnh cơ hội.
- Trợ sức bằng các loại thuốc thông thường: Vitamin B1, C, Na.Campho, Vime-C-Electrolyte, Vimevit Electrolyte
VIÊM ÂM ĐẠO - TỬ CUNG
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung, tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục của heo cái hoặc do heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp cũng sẽ truyền bệnh sang heo cái. Bệnh cũng có thể do can thiệp khi heo đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng trại kém vệ sinh
TRIỆU CHỨNG:
Thể cấp tính:
Heo sốt 41- 42oC trong vài ngày đầu, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhày trắng đục đôi khi có máu. Heo đứng nằm, bứt rứt không yên, biếng ăn.
Thể mãn tính:
Heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo.
PHÒNG BỆNH:
- Pha Vimekon 100g/20 lít nước phun sát trùng chuồng trại 5 ngày trước khi nái đẻ và tắm cho nái 1 ngày trước khi đẻ.
- Sát trùng kỹ dụng cụ gieo tinh, khi phối giống trực tiếp cả heo nái và heo nọc phải được vệ sinh kỹ cơ quan sinh dục.
- Giữ chuồng trại heo nái khô sạch, sát trùng định kỳ 10 ngày 1 lần và lau rửa bộ phận sinh dục heo nái sau khi đẻ bằng Vimekon
ĐIỀU TRỊ:
- Thụt rửa âm đạo và tử cung bằng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000, ngày một lần trong 2 –3 ngày.
- Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau. liên tục 3 – 5 ngày
+ Marbovitryl: 1ml /10kg thể trọng, kết hợp Ketovet 1ml/16kg thể trọng
+ Vime-sone: 1ml /10kg thể trọng
+ Pen-strep (suspension): 20kg thể trọng, kết hợp Ketovet 1ml/16kg thể trọng.
- Dùng thuốc hỗ trợ nâng cao thể lực cho heo như: Vitamin B1, Vitamin C, Na. Campho
BỆNH VIÊM VÚ
NGUYÊN NHÂN:
Do nhiễm vi trùng Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân như heo con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Heo nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Heo nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm.
TRIỆU CHỨNG:
Vú sưng đỏ, cứng, heo ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm không cho sữa. Sữa vú viêm chứa mủ màu vàng xanh, lợn cợn.
PHÒNG BỆNH:
- Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch hai hàng vú, hai chân sau cho nái hàng ngày bằng dung dịch Vimekon 1/200.
- Bấm răng heo con, cho heo con bú sữa đầu và cố định đầu vú phân đều cho từng heo con.
- Giảm bớt chất đạm trước và sau khi đẻ vài ngày.
ĐIỀU TRỊ:
- Không cho heo con bú sữa vú viêm.
- Đắp nước ấm lên vú viêm, xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần.
- Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 –5 ngày.
+Ampiseptryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Marbovitryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Penstrep: 1ml/20kg thể trọng
+ Vime-sone : 1ml/10kg thể trọng
- Kết hợp với thuốc kháng viêm như Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexa VMD liều 1ml/20 kg P.
BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI
Nguyên nhân:
Viêm phổi màng phổi ở heo là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, phân bố nhiều nơi trên thế giới. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus leuropeumoniae gây ra (trước đây gọi là Haemophilus pleuropeumoiae). Heo ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm nhưng thường gặp nhất ở heo từ 20 kg trở lên.
Triệu chứng:
Thay đổi theo từng giai đoạn của gia súc, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh.
Bệnh có thể ở dạng cấp tính heo chết đột ngột không thể hiện triệu chứng, hay á cấp tính, mãn tính.
Heo bệnh sốt cao 41,50C, bơ phờ, biếng ăn, biến vận động, suy nhược.
Da trên mũi, tai, chân, và toàn cơ thể trở nên xanh.
Ở giai đoạn cuối heo bệnh có biểu hiện trên đường hô hấp như ho, thở miệng.
Nhiệt độ trực tràng giảm đáng kể.
Mổ khám phổi heo bệnh chắc đặc và xuất huyết, có dịch trong xoang bụng.
Hạch lâm ba bị sưng to và xuất huyết.
Phòng bệnh :
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho heo chống lại bệnh.
Kiểm soát yếu tố môi trường chẳng hạn như nhiệt độ, ẩm độ và độ thông thoáng có thể làm giảm sự phát triển của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nên nuôi heo với mật độ thấp và thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Kiểm soát các bệnh phức tạp khác như: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, Mycoplasma.
Nên thực hiện cùng vào cùng ra để hạn chế được bệnh hô hấp.
Điều trị :
Việc điều trị bệnh viêm phổi màng phổi chỉ có hiệu quả cao khi phát hiện bệnh sớm đồng thời sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Genta-Tylo hoặc Tobra-Tylo : 1ml/10-15kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 – 4 ngày. - Ceptifi : 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp liên tục 3 – 5 gày.
BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG
NGUYÊN NHÂN:
Còn gọi là bệnh suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi. Heo con từ 3 - 4 tháng tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh lây lan nhau do tiếp xúc trực tiếp và qua hơi thở, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm.
TRIỆU CHỨNG:
Thể cấp tính:
Bệnh ít phổ biến chỉ xảy ra khi bệnh xâm nhập vào trại lần đầu và tất cả heo mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đường hô hấp cấp tính. Heo thường tách đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, 40- 40,5oC. Heo bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, vài ngày sau heo ho liên tiếp 2 - 3 tuần sau đó giảm dần. Đôi khi có trường hợp lâu hơn. Heo thở khó, thở nhanh và nhiều, heo há hốc mồm để thở. hơn. Trong một ô chuồng, đầu tiên chỉ một vài con bị ho, sau đó lan ra toàn cho đến khi tất cả đều bị ho kéo dài. Bệnh ít gây chết nhưng heo thường bệnh nhiễm khuẩn phổi do kế phát.
Thể mãn tính:
Thường là do từ thể cấp tính chuyển sang, đây là thể bệnh phổ biến nhất. Heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc buổi tối, sau khi ăn xong. Heo thở khó, thở khò khè về đêm. Bệnh tiến triển trong vòng vài tháng đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt đàn heo có thể phục hồi.
Thể ẩn:
Thường thấy ở heo trưởng thành, heo vỗ béo. Không thấy hiện tượng thở khó, chỉ thỉnh thoảng thấy ho nhẹ, tăng trọng giảm.
Bệnh tích
Phổi viêm, có những chấm viêm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần ra, sau tập trung thành từng vùng rộng lớn. Giới hạn rõ rệt giữa vùng viêm và vùng không bệnh. Phổi gan hoá, khi cắt chảy nước màu vàng trắng xám. Trên mặt phổi có nhiều sợi tơ huyết làm cho phổi dính vào lồng ngực. Màng phổi viêm nặng. Khí quản, phế quản viêm có bọt, có dịch nhầy màu hồng nhạt, khi bóp có mủ chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to (gấp 2-5 lần so với bình thường), tụ máu thủy thủng.
PHÒNG BỆNH:
Qui trình phòng bằng vacxin khá phúc tạp và hiệu quả không cao. Biệp pháp chủ yếu là tăng cường sức đề kháng của heo bằng việc vệ sinh chăm sóc, thức ăn, chuồng trại.
- Heo mới mua về nên nhốt riêng theo dõi ít nhất là 1 tháng, kiểm tra kỹ trước khi nhập đàn.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tuần bằng VimeKon 1/200 (100g+ 20 lít nước) phun thẳng vào chuồng nuôi.
- Tiêm Vimekat 5 -10ml/heo định kỳ hàng tháng để tăng chuyển hóa thức ăn, sức đề kháng với bệnh tật.
- Khi thời tiết lạnh, ẩm độ cao cần bổ sung Vime C antistress 1g/4 lít nước để tăng sức đề kháng
ĐIỀU TRỊ:
- Cách ly những con có triệu chứng ho, để điều trị bằng cách tiêm bắp thịt một trong các loại kháng sinh sau đây liên tục trong 3 ngày:
+ Vimespiro -FSP : 1ml/5 -10kg thể trọng
+ Vimefloro -FDP: 1ml/ 5-10kg thể trọng
+ Vimetryl 100 : 1ml/ 15-20kg thể trọng.
Tiêm thêm cho heo bệnh các thuốc trợ sức như Vitamin C, B.Complex, Nacampho... để tăng đề kháng, giúp heo nhanh chóng hồi phục..
- Trộn vào thức ăn, nước uống liên tục 3-5 ngày cho cả đàn heo trong ổ dịch để phòng bệnh lân nhiễm:
Norgencin : 1ml/ 10kgP/ngày
Vimenro : 1ml / 5kg thể trọng.
- Sát trùng chuồng trại hàng ngày bằng Vimekon 1/200 (100g+ 20 lít nước). phun xịt hàng ngày trong trong thời gian điều trị để diệt mầm bệnh
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra . Bệnh xảy ra trên heo mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là heo từ 3 - 6 tháng tuổi.
TRIỆU CHỨNG:
Thể quá cấp:
Heo sốt 41oC hoặc cao hơn, ho, thở khó, tím tái vùng bụng, tai và bẹn, phù thủng dưới da vùng hầu, mặt, tai. Heo chết nhanh sau 1 - 2 ngày do ngạt thở.
Thể cấp tính:
Heo ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt cao 41oC hay hơn. Niêm mạc mũi bị viêm, chảy nước mũi đặc, đôi khi có lẫn máu. Heo thở khó và nhanh, ho khan từng tiếng, khi ho co rút toàn thân. Xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da, đặc biệt là ở vùng hầu, niêm mạc bị tím tái. Thường heo chết sau 3 - 4 ngày do hiện tượng ngạt thở.
Thể mãn tính:
Thường kế tiếp theo thể cấp tính. Heo thở khó, thở nhanh, khò khè, ho từng hồi, ho khi vận động nhiều, tiêu chảy. Khớp xương bị viêm, sưng nóng, đau, nhất là khớp đầu gối, da đỏ ửng từng mảng, bong vẩy. Heo bệnh gầy yếu dần, chết sau 1- 2 tháng.
PHÒNG BỆNH:
- Vệ sinh chăm sóc, bồi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng của cơ thể,
- Giữ chuồng sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Sát trùng định kỳ chuồng nuôi và dụng cụ bằng Vime -iodine.
- Khi thời tiết thay đổi cần tăng cường vệ sinh chăm sóc và nuôi dưỡng. tiêm Vimekat 5- 20ml/heo, pha vào nước uống Vime C Electrolyte 1g/4 lít để tăng sức đề kháng.
- Chích ngừa bằng vaccin Tụ huyết trùng vào lúc 45 ngày tuổi sau đó định kỳ 6 tháng lập lại .
ĐIỀU TRỊ:
Cách ly heo bệnh và tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau đây, liên tục 3 ngày:
+ Ampiseptryl: 1ml/ 6 - 10 kg thể trọng.
+ Vimetryl 100: 1ml/15- 20 kg thể trọng.
+ Vimesone : 1ml/10kg thể trọng
- Kết hợp với các loại thuốc trợ sức như Vime C , B.Complex, và các thuốc hạ sốt như Analgivet, Paravet.
- Sát trùng chuồng trại hàng ngày bằng Vimekon 100g + 20 lít nước
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh Phó thương hàn do vi khuẩn họ Salmonella gây ra.Ở nước ta chủ yếu là Salmonella choleraesuis và Salmonella typhisuis gây ra. Vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy tiêu hoá gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, mụn loét ở ruột già. Bệnh thường xảy ra trên heo con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi. Ở heo lớn bệnh ít xảy ra hơn và thường là do kế phát của bệnh dịch tả.
TRIỆU CHỨNG:
Thể cấp tính :
- Heo sốt 41,5 - 42oC, kém ăn hoặc bỏ ăn. Giai đoạn đầu heo táo bón, bí đại tiện, nôn mửa, sau đó heo tiêu chảy, phân lỏng, màu vàng, có nước và máu, heo hay kêu la do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
- Heo thở khó, thở gấp, ho, suy nhược. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2 - 4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết.
Thể mãn tính:
Heo gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm. Heo tiêu chảy phân lỏng vàng rất thối. Thở khó, ho, sau khi vận động heo mệt nhọc, đi lại khó khăn. Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.
Bệnh tích
Thể cấp tính:
Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su. Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết. Gan tụ máu có nốt hoại tử. Thận có những điểm họai tử ở vỏ thận. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, xuất huyết, có nốt loét, trên từng đoạn ruột non bao phủ một lớp màu vàng như cám. Viêm phúc mạc có bài xuất huyết tương và có tơ huyết. Phổi tụ máu và có các ổ viêm.
Thể mãn tính:
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ màng nhày. Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu. Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám. Xương cũng có thể thấy những nốt hoại tử.
Bệnh phó thương hàn có thể chẩn đoán khác với bệnh Dịch tả heo dựa vào các đặc điểm sau: bệnh Dịch tả heo lây lan rất mạnh, tỉ lệ chết cao 90%-100%. Tiêu chảy nặng, phân lỏng có máu tươi có mùi thối khắm. Viêm kết mạc và giác mạc mắt, mắt có ghèn, bại liệt. Da xuất huyết ở mõm, tai, chân, mặt trong đùi... Ruột viêm loét hình cúc áo (thương hàn viêm loét tràn lan). Thận xuất huyết hình ghim. Phổi xuất huyết tụ máu, gan hoá. Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở chu vi.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêm phòng bằng vaccine phó thương hàn cho heo con lúc 2 tháng tuổi, sau đò tiêm định kỳ 6 tháng một lần. Có thể tiêm cho heo lúc 1 tháng tuổi (tiêm 1/2 liều) sau 30 ngày lập lại lần 2.
- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ tiêu độc 10 ngày 1 lần bằng Vime - Iodine kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng tốt
- Mua heo từ nơi không có bệnh và theo dõi ít nhất 10 ngày trước khi nhập đàn
- Khi có bệnh phải cách ly heo bệnh, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
ĐIỀU TRỊ:
- Tiêm bắp liên tục 3 ngày bằng 1 trong các loại thuốc sau
+ Vimexyson C.O.D : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Marbovitryl : 1ml/10kg thể trọng
+ Vimetryl 100 : 1ml/15- 20kg thể trọng
Kết hợp cho heo uống Coli-Norgent : 1g /10kg thể trọng Vime- Bacilor : 10g trộn với 2,5kg thức ăn.
Heo tiêu chảy nặng tiêm Atropin liều 2 ml/10 - 15 kg thể trọng. Tiêm thêm các Vitamin B. Complex, Vitamin C để tăng sức đề kháng giúp heo mau lành bệnh.
BỆNH PARVO
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do Porcine Parvovirus gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản đặc trưng bởi hiện tượng chết phôi, thai khô, sẩy thai, giảm khả năng thụ thai. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, hô hấp và sinh dục
TRIỆU CHỨNG:
Heo nái bị bệnh thường không thấy có dấu hiệu lâm sàng rõ. Một số biểu hiện có thể nhận thấy là nái đẻ ra ít con hoặc đẻ ra với nhiều thai khô. Nhiều trường hợp heo con sinh ra bị chết. Các dấu hiệu rối loạn sinh sản thường thấy là phối không đậu thai chậm động dục trở lại, sảy thai, tăng số thai khô hoặc số đẻ non. Tuỳ theo giai đoạn nái mang thai bị nhiễm mà số lượng thai tiêu biến, thai khô, thai chết, đẻ ra yếu ớt thay đổi khác nhau.
Sự nhiễm bệnh ở heo đực không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh dục của chúng.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêm phòng cho heo đực và cái hậu bị 2 liều cách nhau 15 – 21 ngày, liều thứ hai thực hiện trước khi phối giống 14 ngày. Heo nái được tiêm một liều duy nhất thời điểm cai sữa. Heo nọc 6 tháng tiêm một lần.
- Cho heo cái hậu bị tiếp xúc với cái cơ bản và đực giống để được lây nhiễm tự nhiên nhằm tạo miễn dịch trước khi phối giống lần đầu.
- Kiểm tra định kỳ tinh dịch để loại bỏ các heo đực nhiễm Parvovirus vì là nguồn truyền lây lan cho heo nái qua đường giao phối.
- Heo cái hậu bị 10 tháng tuổi mới cho phối giống cũng sẽ giảm được bệnh
ĐIỀU TRỊ: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu
BỆNH GIẢ DẠI (AUJESZKY)
NGUYÊN NHÂN:
Do virus thuộc họ Herpesviridae. Ở heo con theo mẹ, bệnh gây viêm não và tử số cao, heo lớn không có triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện. Virus xâm nhập qua đường miệng, đường mũi, qua đường sinh dục, qua màng nhau thai và các vết thương ngoài da. Ở heo bệnh virus có nhiều trong chất tiết của mũi, miệng, cơ quan sinh dục và nhau thai.
TRIỆU CHỨNG:
Heo dưới 15 ngày tuổi tử số có thể lên đến 100%. Heo có triệu chứng thần kinh như run cơ, hoạt động mất phối hợp, đi hoặc chạy lòng vòng, co giật ưỡn cong thân ra phía sau, đạp bơi bốn chân, nghiến răng, trợn mắt, kêu the thé, lông dựng và khô, chảy nước dãi hôn mê rồi chết. Heo có thể ói mửa, tiêu chảy, thân nhiệt không quá 41oC Heo 15 ngày đến 90 ngày biếng ăn, thân nhiệt tăng cao 41oC trong 2 – 3 ngày. Một số con có dấu hiệu thần kinh như run cơ, động kinh, kêu khàn giọng, có thể liệt và chảy nhiều nước dãi. Heo chết sau 4 – 6 ngày.
Heo trưởng thành ít xuất hiện triệu chứng, một số có dấu hiệu xáo trộn tiêu hoá như sốt, biếng ăn, xáo trộn hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi và ho trong vài ngày. Có thể có các dấu hiệu thần kinh như run, đi loạng choạng, đôi khi ngứa ngáy khó chịu. Tỉ lệ chết chỉ khoảng 2% do viêm phổi nhiễm trùng thứ phát. Heo nái mang thai có những xáo trộn sinh sản như sảy thai ở tháng đầu, thai khô và thai ngậm nước hoặc đẻ ra heo con chết ngay. Nếu không gây sảy thai thì heo con sinh ra ủ rũ, bỏ ăn, tách đàn và co cụm, co giật, chết trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Khoảng 20% nái không thụ thai ở lần phối kế tiếp.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêu độc chuồng trại định kỳ hàng tuần bằng Vimekon 100g/20 lít nước.
- Chỉ mua và đưa vào trại những heo không mang mầm bệnh, cách ly và theo dõi heo mới nhập đàn trong 30 ngày
- Tiêm phòng đàn heo khoẻ bằng vaccine,
- Heo khỏi bệnh chỉ nên bán thịt, không sử dụng vào việc sinh sản.
ĐIỀU TRỊ: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu
BỆNH GIUN PHỔI
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh giun phổi do 3 loài Metastrongylus elognatus, M. pudentotectus, M. salmi ký sinh ở thuỳ sau, thuỳ giữa phổi heo. Giun có hình giống sợi chỉ màu trắng hoặc vàng nhạt. Heo từ 2-6 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất.
TRIỆU CHỨNG:
Heo ho thường xuyên, ho nặng khi có kích thích, lúc vận chuyển hoặc khi thời tiết thay đổi heo cũng ho. Triệu chứng thường thấy là mũi chảy dịch nhờn màu vàng, heo tuy ăn uống nhưng chậm lớn, thở nhanh
PHÒNG BỆNH:
- Tẩy giun cho heo trước khi phối giống, heo con lúc 2 tháng tuổi heo lứa lúc 4 tháng tuổi bằng các loại thuốc sau:
+ Levavet :1ml/10kg thể trọng , chích bắp.
+ Vemectin : 1ml/10kg thể trọng chích bắp
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là lượng đạm và vitamin. Loại bỏ phân, rác và cọ rửa cẩn thận chuồng trại máng ăn, máng uống sau mỗi đợt nuôi để phòng tái nhiễm.
ĐIỀU TRỊ:
- Levavet :1ml/10kg thể trọng , chích bắp.
- Vemectin : 1ml/10kg thể trọng chích bắp
NGOẠI KÝ SINH TRÙNG
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh ngoại ký quan trọng trên heo là bệnh do rận và ghẻ. Bệnh phát triển trên heo nuôi dưỡng ở điều kiện vệ sinh kém
TRIỆU CHỨNG:
Ghẻ
Bệnh do cái ghẻ Sarcoptes scabiei var suis đào hang ở lớp biểu bì dưới da để đẻ trứng và hút chất dinh dưỡng. Cái ghẻ đẻ 1 – 5 trứng mỗi ngày, vòng đời phát triển của cái ghẻ từ trứng đến trưởng thành có khả năng sinh sản từ 10 – 15 ngày. Heo nọc thường là nguồn lây bệnh vì người ta ít chú ý đến điều trị hơn heo nái. Heo bệnh có triệu chứng ngứa do cái ghẻ đào hang dưới da, heo cọ xát cào gãi ở vùng cẳng chân, bụng, mông. Khi nhiệt độ cao heo càng ngứa do cái ghẻ hoạt động càng mạnh. Vùng da ghẻ ký sinh nổi gồ lên và phủ lớp vẩy màu nâu, sau đó viêm da, sần sùi. Những vẩy ghẻ dầy từ từ tróc ra chứa nhiều cái ghẻ là nguồn lây lan chính
PHÒNG BỆNH:
Giữ vệ sinh chuồng trại, thường xuyên tắm chải heo và phun thuốc sát trùng Vimekon định kỳ 10 ngày 1 lần.
Hàng tháng phải kiểm tra ngoại ký sinh một lần và phun thuốc diệt côn trùng như như permethrin, lindane, chloradane... chú ý khi phun cần bảo đảm phủ đều 100% gia súc, những vết nứt, nền chuồng, vách chuồng, khe cửa.
Bổ sung Biotin H- AD khẩu phần thức ăn kết hợp tiêm Poly AD 1ml/20kg thể trọng định kỳ hàng tháng.
ĐIỀU TRỊ:
Heo nái và heo hậu bị phải được điều trị trước khi đẻ để bảo đảm không có mầm bệnh trước khi đưa vào chuồng đẻ làm lây lan cho heo con. Có thể sử dụng thuốc Ivermectin tiêm cho heo 1ml/10kg thể trọng, trị cùng lúc nội ngoại ký sinh trùng tiêm trong 2 ngày lập lại lần thứ 2 sau 10 – 14 ngày.
Bôi mở ghẻ ở những vùng có bệnh tích.
Bổ sung Biotin H- AD khẩu phần thức ăn kết hợp tiêm Poly AD 1ml/20kg thể trọng.
BỆNH SỐT SỮA
NGUYÊN NHÂN:
Sau khi đẻ heo nái tê liệt nằm một chỗ, vắt không ra sữa. Bệnh có thể do sót nhau, viêm vú, viêm tử cung hoặc do nái thiếu Canxi, năng lượng, thiếu Vitamin C.
TRIỆU CHỨNG:
Sau khi đẻ 4 - 5 ngày, đột nhiên heo nái bỏ ăn, đi lại không vững, té ngã hoặc nằm mắt lim dim. Heo bị tê liệt ở một vài vùng thân, bắp thịt giật, hai chân sau cứng. Heo mê man. lưỡi thè ra ngoài, mũi khô, da tái, bốn chân lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Vú căng nhưng vắt không ra sữa.
PHÒNG BỆNH:
Khẩu phần nái giai đoạn mang thai phải cân đối đạm khoáng và vitamin, do đó cần bổ sung vào khẩu phần :
- Embavit No6: 1kg/400kg thức ăn
- Calphovit : 100g/100kg thức ăn
- Biotin H –AD 50g/100 kgthức ăn
Kết hợp tiêm Vimekat 20ml/nái giai đoạn mang thai và Poly AD 5ml/nái vào 14 ngày trước khi đẻ.
ĐIỀU TRỊ:
Tìm đúng nguyên nhân để điều trị:
- Nếu do sót nhau: Tiêm Oxytocin liều 3 ml/ nái, tiêm nhắc lại 2 - 3 giờ /lần vào bắp thịt hay dưới da, sau đó tiêm Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng để phòng nhiễm trùng.
- Nếu viêm tử cung ra nước nhờn mùi hôi thối thì thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím, sau đó tiêm các loại kháng sinh như Vime-sone, Marbovitryl kết hợp kháng viêm Ketovet.
- Nếu thiếu Canxi thì tiêm tĩnh mạch Vime-Calamin 1ml/2kg trọng lượng
RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP (PRRS)
NGUYÊN NHÂN:
Hội chúng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: porcine reproductive respiratory syndrome) do virus Artevirus gây ra. ảnh hưởng trên heo ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây sảy thai, chậm lên giống lại, heo con chết tươi, chết khô, còi cọc chậm lớn. Đặc biệt những biểu hiện hô hấp trầm trọng trên heo con theo mẹ và sau cai sữa
TRIỆU CHỨNG:
Triệu chứng chung:
rất thay đổi tùy thuộc vào chủng virus, trạng thái miễn dịch của cơ thể và tình trạng quản lý: Heo thường sốt 39 –41oC, thở khó, một số ít (1-2%) xung huyết dưới da hoặc tím xanh ở tai, mũi, vú, âm hộ.
- Ở heo theo mẹ có thể gây bệnh hô hấp nhẹ, bỏ ăn, hắt hơi, tăng tần số hô hấp, thở há mõm, có vết xanh tím ở tai. Mặt có thể bị phù, viêm kết mạc, phù thủng mí mắt, có thể bị chảy máu ở rốn, phân có thể màu nâu hoặc xám (do xuất huyết ruột). Ở heo cai sữa, phát triển không đồng đều trong đàn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu trên heo lứa tuối này là ho, đặc biệt là giai đoạn từ 40-50 ngày tuổi. Một vài trường hợp trong đàn có biểu hiện thở thể bụng, còi cọc chậm lớn dễ nhiễm kết hợp với các vi sinh vật khác: virus cúm, Haemophilus, Mycoplasma, Actinobacillus..
- Heo lớn biểu hiện lâm sàng không rõ, Heo nái rối loạn sinh sản kéo dài có biểu hiện sảy thai cuối kỳ (2 -3 tuần trước khi đẻ), nhiều heo con sơ sinh chết tươi hoặc chết khô và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác ảnh hưởng đến rối loạn sinh sản như bệnh giả dại, Parvo, Lepto.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêu độc chuồng trại bằng phun dung dịch Vimekon 1/200 ( 100g Vimekon + 20 lít nước), định kỳ 10 ngày/lần.
- Kiểm tra loại nọc và nái có kháng thể dương tính (heo nọc bệnh lây nhiễm cho nái qua tinh dịch)
ĐIỀU TRỊ:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện bệnh cần:
- Cách ly heo bệnh, phun Vimekon 1/200 sát trùng chuồng trại .
- Tiêm kháng sinh Genta-Tylo 1ml/10kg thể trọng hoặc Marbovitryl 1ml/10-15kg thể trọng và Ketovet 1ml/16kg thể trọng để phòng bội nhiễm. Ở heo nái chửa cần tiêm thêm Progesterone giúp an thai.
- Tiêm các thuốc trợ sức Bcomplex fortified, Vitamine C để tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị. Đối với heo con cần cho uống hoặc bổ sung vào thức ăn men tiêu hoá VIME-6-WAY, VIZYME để kích thích tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh hữu ích đường ruột và phòng chống bội nhiễm E.coli
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét