Home
»
Kỹ thuật Chăn nuôi Thú y
»
Tin tức
»
Một số bệnh thường gặp trên Heo ((Bệnh tụ huyết trùng: (Pasteurellosis))
Một số bệnh thường gặp trên Heo ((Bệnh tụ huyết trùng: (Pasteurellosis))
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
1. Nguyên nhân:
- Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào heo sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặt biệt trên cơ thể và sau cùng xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân.
- Trong thiên nhiên heo ở các lứa tuổi đều mắc bệnh. Nhưng heo từ 3-6 tháng tuổi là dễ mắc bệnh mạnh nhất.
2. Phương thức truyền lây:
- Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa là đường chính, ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần hô hấp trên. Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn nếu niêm mạc bị tổn thương.
- Do nuôi chung với heo mang mầm bệnh, thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh hoặc do thời tiết, stress, vệ sinh chuồng trại kém…
- Bệnh thường kết hợp thêm các bệnh trên đường hô hấp khác như: viêm phổi địa phương, viêm teo mũi truyền nhiễm…
3.Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh tối đa 2 ngày có khi vài giờ thường có 3 thể bệnh.
3.1. Thể quá cấp tính
Thể này phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trước khi chết heo khỏe mạnh, sau bỏ ăn, sốt cao 42 0C, chỉ sau vài giờ heo khó thở rồi bị kích thích thần kinh, chạy lung tung, kêu la và lăn ra chết. Tỉ lệ heo mắc bệnh ở thể quá cấp tính không nhiều.
3.2. Thể cấp tính:
Heo mắc bệnh phổ biến ở thể này, bệnh diễn tiến nhanh từ vài giờ đến vài ngày. Heo mắc bệnh ăn ít hay bỏ ăn, ũ rũ, lười vận động, heo bị sốt cao 40,5 - 410C.
Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, chảy nhiều nước mũi lúc đầu loãng sau đặc có thể có mủ hoặc máu.
Heo bị rối loạn hô hấp khó thở, ho khan, sau ho thành hồi. Khi ho heo ngồi như chó. Nhịp tim tăng, heo run rẩy chảy nước mắt.
Trên da ở tai, đùi, khoen chân và các vùng da mỏng cũng nổi lên từng đốm xuất huyết sau vài ngày sẽ chuyển sang màu tím. Hầu sưng thủy thủng có thể kéo dài đến tận ngực.
Heo chết do nhiễm trùng máu kết hợp với phổi bị viêm nặng, không thở được.
Hình 1: Niêm mạc mũi heo bị sưng đỏ và heo biểu hiện khó thở.
3.3. Thể mãn tính:
Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là hô hấp: heo khó thở, ho từng hồi (ho liên miên khi vận động nhiều). Tiêu chảy liên miên và kéo dài. Có khi viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững. Ở thể nặng, miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5-6 tuần heo chết vì suy nhược.
4. Bệnh tích
4.1. Thể cấp tính:
Viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hóa, viêm da có những vết tím bầm đỏ sẩm ở ngực, bụng, khoen chân. Viêm bao tim tích nước có khi xuất huyết điểm. Hạch sưng to thủy thủng tụ máu, dạ dày ruột viêm, thận tụ máu.
Hình 2: Viêm phổi thùy lớn
Hình 3: Viêm phổi có vùng bị gan hóa
4.2. Thể mãn tính:Viêm phổi, màng phổi dính vào lồng ngực hoặc có những abcess phổi. Hạch bạch huyết phổi bị bã đậu có mủ. Khí quản và phế quản tụ máu, xuất huyết.
Hình 4: Viêm phổi dính vào lòng ngực
Hình 5: Viêm phổi có những abcess.
Hình 6: Khuẩn lạc Pasteurella multocida được nuôi cấy trên thạch máu.
5. Phòng trị:
5.1. Phòng bệnh:
- Bồi dưỡng, chăm sóc tốt nhất là những lúc giao mùa.
- Cho ăn thức ăn sạch, dễ tiêu. Bổ sung vào thức ăn một số chế phẩm của ANOVA để giúp heo khỏe mạnh, tăng sức đề kháng như: Dùng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVA- COMPLEX-C: Hòa tan 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn, cho ăn liên tục.
+ NOVA-ADE.B COMPLEX: Hòa tan 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn, trộn cho ăn liên tục.
+ NOVA- B.COMPLEX: Tiêm 1ml/con, 1-2 tuần tiêm 1 lần.
+ ADE B.COMPLEX INJ hoặc NOVA-ADE VITA: tiêm theo liều trên nhãn.
+ Hoặc tiêm NOVA-POLIVIT hay NOVASAL
- Có thể dùng một trong số chế phẩm kháng sinh sau trộn vào thức ăn để phòng bệnh vào thời điểm giao mùa, bằng cách 2 tuần cho dùng một đợt thuốc trong 2-3 ngày.
+ NOVA-TRIMOXIN: Hòa tan 1g/3 lít nước uống hoặc 2g/3kg thức ăn.
+ NOVA-TRIMEDOX: Hòa tan 1g/ 3 lít nước uống hoặc 2g/3kg thức ăn.
+ NOVA-BACTRIM 48%: Hòa tan 1g/ 3 lít nước uống.
+ NOVA-TIASONE: 1g/ 10kg thể trọng.
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, sạch sẽ, và định kỳ hàng tuần sát trùng chuồng trại bằng một trong các chế phẩm sau: NOVAKON hay NOVADINE hay NOVASEPT.
- Có thể phòng bệnh bằng vaccin tụ huyết trùng heo.
5.2. Trị bệnh: Phát hiện kịp thời, cách ly thú bệnh và phòng bệnh cho toàn đàn.
- Dùng một trong các sản phẩm sau:
+ NOVA-TRIMOXIN: Hòa tan 2g/1 lít nước uống, dùng liên tục trong 4-5 ngày.
+ NOVA-TRIMEDOX: Hòa tan 2g/3 lít nước uống, dùng liên tục trong 4-5 ngày.
+ NOVA-ENRO 10%: Hòa 1ml/2 lít nước uống, dùng liên tục trong 4-5 ngày.
- Trên heo mắc bệnh chích một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
+ NOVA-D.O.C: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-TYLOSPEC: Tiêm bắp 1ml/ 5-10 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-GENTASONE 10%: IM, 1ml/ 15 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-NORCINE: Tiêm bắp 1ml/ 10-20 kg thể trọng, ngày một lần, trong 4-5 ngày.
+ NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/ 10 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-FLOR: Tiêm bắp 1ml/ 10-12 kg thể trọng, ngày một lần, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-DOXYCOL: IM, 1ml/ 10-12 kg thể trọng, ngày một lần, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-PENSTREP: 1 lọ/ 60 kg thể trọng
- Kết hợp với việc tăng sức kháng bệnh, giúp thú mau hồi phục, tăng hiệu quả điều trị bệnh: Dùng một trong các chế phẩm sau:
+ NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/ 10kg thể trọng, ngày 1-2 lần, cho đến khi khỏi bệnh.
+ NOVA B.COMPLEX: Tiêm bắp 5ml/ con, ngày một lần, trong 4-5 ngày.
+ NOVASAL hoặc ADE B.COMPLEX INJ hoặc NOVA-ATP COMPLEX
- Khi có sốt cao, khó thở, dùng thêm sản phẩm trợ hô hấp, hạ nhiệt:
+ NOVA-ANAZINE 20%: Tiêm bắp 1ml/ 7-10 kg thể trọng, ngày một lần, dùng cho đến khi hết triệu chứng sốt.
+ NOVA –ANA C: Tiêm bắp 5-7ml/ con/lần, ngày 2 lần, dùng cho đến khi hết sốt.
+ Trợ hô hấp: NOVA-BROMHEXINE PLUS Tiêm 1ml/ 10kg thể trọng, tiêm sâu bắp thịt, ngày 1-2 lần, tùy theo mức độ bệnh.
- Tăng cường việc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi: bằng một trong các chế phẩm sau: NOVACIDE hoặc NOVADINE hoặc NOVASEPT.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét